Translate

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Thăm lại chiến trường xưa: Ngoại trưởng Mỹ Kerry thăm vùng đồng bằng Cửu Long

Ngoại trưởng Mỹ Kerry thăm vùng đồng bằng Cửu Long

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) nói chuyện với các sinh viên tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, 15/12/2013
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (P) nói chuyện với các sinh viên tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, 15/12/2013

Trọng Nghĩa
Gần 50 năm sau khi ngược xuôi vùng sông rạch đồng bằng sông Cửu Long trên một chiến thuyền, vào hôm nay, 15/12/2013, ông John Kerry lần đầu tiên đã trở lại thăm địa bàn chiến đấu của ông trước đây, nhưng trong tư cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Theo hãng tin Mỹ AP, trong bài phát biểu tại ấp Kiến Vàng (tỉnh Cà Mau), ông đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo vệ sinh kế của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, chống lại tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác quá mức con sông tại các nước trên thượng nguồn.

Theo ghi nhận của AFP, một hôm sau khi đặt chân xuống Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu chuyến công du dự trù kéo dài 4 ngày, vào sáng nay, Ngoại trưởng Mỹ đã dùng tàu đi thăm nhiều nơi thuộc tỉnh Cà Mau, vốn là chiến trường cũ của ông trong thập niên 1960.
Trong tư cách là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, cựu chiến binh John Kerry đã đi khảo sát một số nông trại tại đấy và xem xét tận mắt tác hại của hiện tượng biến đổi khí hậu và các công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Mêkông đối với hệ sinh thái rất mong manh và đời sống cư dân trong vùng.
Theo AP, phát biểu tại ấp Kiến Vàng trước một cử tọa gồm nhiều sinh viên, nhà khoa học và quan chức Việt Nam, ông đã nói một vài câu tiếng Việt trước khi nhấn mạnh đến bước tiến đáng kể trong quan hệ Mỹ-Việt, và nhất là sự cần thiết phải đối phó với các tác hại của biến đổi khí hậu.
Ông xác định : « Đối với tôi, có mặt tại đây hôm nay là một điều thật tuyệt vời… Hàng thập kỷ trước đây, trên những con sông rạch này, tôi là một trong những người đã chứng kiến ​​giai đoạn khó khăn trong lịch sử chung của chúng ta… Vào hôm nay, cũng trên những dòng nước đó, tôi trở thành chứng nhân của quá trình hai nước chúng ta đã tìm đến với nhau, và đang nói về tương lai… Đó chính là cách thức cần phải tiến hành ».
Đối với ông Kerry, tương lai đó, đặc biệt là sinh kế của hàng triệu cư dân sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, đang bị đe dọa từ sự kiện mực nước biển dâng cao và các công trình xây dựng ở thượng nguồn con sông, trong đó có các đập thủy điện tại Trung Quốc.
Ông Kerry cam kết sẽ đưa lên hàng ưu tiên cá nhân quyết tâm không để một ai trong số các quốc gia cùng chia sẻ dòng Mêkông khai thác quá đáng con sông, làm tổn hại đến các nước khác.
Trong chính sách Đông Nam Á mới của Hoa, một trong những đề án quan trọng là Sáng kiến Hạ nguồn Sông Mêkông - Lower Mekong Initiative - được người tiền nhiệm của ông Kerry là bà Hillary Clinton thúc đẩy, mà mục tiêu là giúp đỡ các nước Đông Nam Á có dòng sông chảy qua, nhưng loại trừ Trung Quốc, dù nước này cũng là thành viên khối Đại Tiểu vùng sông Mêkông.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Việt Nam bảo vệ các quyền tự do cá nhân

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp ông Trương Tấn Sang nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Việt Nam 07/2013 - REUTERS
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp ông Trương Tấn Sang nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Việt Nam 07/2013 - REUTERS

Thanh Phương
Hôm nay, 14/12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài 4 ngày, với mục tiêu thắt chặt quan hệ thương mại và an ninh giữa hai nước. Ông Kerry cũng sẽ nêu những quan ngại của Washington về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Trong chuyến công du Việt Nam lần này, Ngoại trưởng Kerry sẽ lần lượt đi thăm Sài Gòn, vùng đồng bằng sông Cửu Long và thủ đô Hà Nội. Ông Kerry đã viếng thăm Việt Nam tổng cộng 13 lần với tư cách thượng nghị sĩ và đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam với tư cách Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Tại Sài Gòn hôm nay, ông Kerry, vốn là một tín đồ Công giáo nhiệt thành, đã dự thánh lễ tại Nhà thờ Đức Bà, một cử chỉ đáng chú ý trong một quốc gia thường bị chỉ trích vì những hạn chế tự do tôn giáo. Tiếp đến, phát biểu trước các sinh viên, nhà doanh nghiệp và nhà báo ở Sài Gòn, Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố : « Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một trong những đối tác kinh tế chủ chốt của Mỹ trong khu vực ». Nhưng ông Kerry cho rằng, một « xã hội cởi mở hơn » sẽ góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước, cho nên Ngoại trưởng Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam « nắm lấy cơ hội này để bảo vệ các quyền tự do của cá nhân ».
Chuyến viếng thăm của ông Kerry diễn ra vào lúc Hoa Kỳ đang thúc đẩy việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Nhưng các dân biểu Mỹ đã hối thúc Ngoại trưởng Kerry phải gắn liền đàm phán về TPP với tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
  Trong tuần này, 47 dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ đã gởi thư cho ông Kerry bày tỏ mối quan ngại về các vụ bắt giữ ngày càng nhiều blogger và các nhà hoạt động khác ở Việt Nam. Theo hãng tin Reuters, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là ông John Kerry dự định nêu vấn đề nhân quyền trong các cuộc hội đàm với các lãnh đạo cao cấp của Hà Nội.
Quan chức nói trên nói với các phóng viên tháp tùng Ngoại trưởng Kerry đến Việt Nam : « Hoa Kỳ sẵn sàng trợ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, nhưng đồng thời tin rằng những tiến bộ về nhân quyền và Nhà nước pháp quyền là những điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng và ổn định lâu dài, cũng như cho quan hệ song phương, theo như mong muốn của Việt Nam ».
Cũng theo hãng tin Reuters, trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần này, Ngoại trưởng Mỹ còn sẽ thảo luận về phương cách Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam tăng cường an ninh hành hải trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng trên vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Sau Việt Nam, ông John Kerry sẽ viếng thăm Phillipines, quốc gia cũng đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh.

Đặng Chí Hùng và Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang bị cảnh sát Thái Lan bắt



12/13/2013         21 Comments
Tin Đặng Chí Hùng và Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang bị cảnh sát Thái Lan bắt gây rúng động trong và ngoài nước. Bàn tay tội ác của cộng sản dính sâu vào vụ truy bắt này. Mục tiêu của các điệp viên cộng sản là truy bắt cho được Đặng Chí Hùng. Nếu không bắt sống thì thủ tiêu. Trong cái xui xẻo này thì cũng có cái may mắn là nhóm anh em dân chủ đang tỵ nạn tại Thái Lan rơi vào tay của cảnh sát Thái. Cảnh sát Thái thì không có tàn độc như các điệp viên của cộng sản.
Tin từ Thái Lan cho hay là nhóm anh em dân chủ này đã bị đưa ra tòa. Trong vòng 48 tiếng đồng hồ phải ra tòa theo luật của Thái. Một nguồn tin từ Thái Lan cho hay là anh Đặng Chí Hùng và Trương Quốc Huy thì bị đưa về IDC, còn Lê Văn Quang thì bị đưa đi cưỡng bức lao động 45 ngày trả tiền phạt nhập cư bất hợp pháp. Mỗi ngày làm được trả công 200 THB (hơn 7 USD). Cuối cùng cũng sẽ bị đưa về nhà tù IDC.
Nhà tù IDC này ở trên đường Suan Phlu, ngay chỗ cây xăng gần tòa đại sứ của Úc đi vào khoảng 1,5 km. Chỗ này thường là nơi gia hạn Visa cho công dân 3 nước: Miến Điện - Lào - Cambodia và cũng là nhà tù giam giữ những người nhập cư bất hợp pháp vào Thái Lan.
Chúng tôi liên lạc với một nguồn tin trong nhà tù IDC này thì cho biết 2 anh em Trương Quốc Huy và Đặng Chí Hùng chưa bị đưa vào đây.
Hiện nhà tù này giam giữ hơn 100 người Việt Nam, đa phần là người Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An qua đây ăn trộm ăn cắp, đâm chém bị bắt giam giữ ở đây. Riêng phòng 5 là nơi giam giữ khoảng 10 người chạy trốn cộng sản bị bắt giữ. Phòng 5 này được chăm sóc kỹ càng hơn. Trong nhà tù này cũng có nhiều người dân tộc Ede, Ja'rai, H'mong họ có vẻ được các nhà thờ ở nước ngoài và tại Bangkok quan tâm nhiều hơn.
Chúng tôi đã nhiều lần vào đây thăm những người Việt Nam bị giam giữ. Đây là kinh nghiệm đi thăm tù ở nhà tù IDC của Bangkok. 
1. Thời gian thăm nuôi từ 8 giờ sáng đến 11 giờ 30 các ngày từ thứ Hai đến tứ Sáu trong tuần.
2. Người đi thăm nuôi phải có cho được tên tuổi và số tù của người mà mình muốn thăm nuôi. Ví dụ là ông Nguyễn Văn A, có số tù là IDC 12345. 5 con số đứng sau chữ IDC là quan trọng nhất Đương nhiên là 2 người đi thăm nuôi phải có hộ chiếu và Visa hợp pháp ở Thái Lan.
3. Cách thức tiến hành: chúng ta đi vào trình bày với cảnh sát giữ tù là muốn thăm ai. Họ cho người đi thăm nuôi 1 tờ giấy để chúng ta điền tên tuổi của người đi thăm nuôi và người tù để họ biết mà trích xuất tù cho gặp. Sau khi nộp tờ giấy rồi thì ngồi chờ đến 10 giờ sáng cửa mở cho tất cả vào thăm nuôi chung 1 lượt. Khi vào thăm thì phải qua 1 cái máy dò kim loại. Không được đem theo máy chụp hình hay điện thoại di động qua cái cửa dò này. Túi xách đồ đạc gởi vào cái tủ của cảnh sát coi tù. Cảnh sát Thái rất thân thiện có thể giúp chuyển thư hay tiền qua lại giữa người đi thăm và người bị ở tù. Họ nói chuyện qua 1 vách rào khoảng cách nhau khoảng 0,8m, có cảnh sát đi qua đi lại ở giữa coi chừng. Đặc biệt khi đi thăm nuôi có thể gởi bao nhiêu quà cũng được chứ không hạn chế như ở Việt Nam. Nhớ lưu ý là đồ thăm nuôi không có kim loại như đồ hộp thì bị cấm. Hộp giấy thì được chấp nhận. Thậm chí không cần vào gặp mặt chỉ đi gởi đồ thăm nuôi không cũng được. 1 tuần đi thăm hết 5 ngày cũng được chấp nhận.
Trường hợp những người đã có quy chế tỵ nạn của UNHCR thì có thể đóng tiền bảo lãnh tại ngoại với số tiền là 50000 THB, gần 2000 USD. Trong vòng 2 năm phải đi khỏi Thái Lan nếu không thì cũng quay về đây ở tiếp.
Nếu người tù không muốn chấp nhận hồi hương thì nhà tù cũng chấp nhận nhưng phải có lý do chính đáng. Như vậy thì khả năng Đặng Chí Hùng bị trả về Việt Nam rất ít, nếu Hùng từ chối thì nhà tù IDC cũng có thể chấp nhận yêu cầu của Hùng. 
Những người tù thì có thể gọi điện thoại ra bên ngoài bằng điện thoại công cộng chung ở trong tù. Mỗi phòng giam có 1 trưởng phòng thì người trưởng phòng này có quyền sử dụng điện thoại di động để liên lạc với cảnh sát nhà tù. Các tù nhân có thể nhờ người trưởng phòng liên lạc dùm ra bên ngoài. Có một trưởng phòng giam là người Việt Nam hiện nay. Anh ta trước đây thuộc nhóm của ông Nguyễn Hữu Chánh nhưng bị bỏ rơi gần 20 năm trong nhà tù IDC. Ngoài ra còn có chị Diệu Tâm là người hay giúp anh Lý Tống trước đây, chị Diệu Tâm cũng giúp cho các tù nhân Việt Nam rất nhiều vì chị có thể nói Tiếng Việt 
Tình hình của Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang đang được dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi mọi diễn biến tại đây.