Tiệm ăn “Snacks Bắc Kinh” treo bảng
không tiếp đón người Nhật – người Philippines – người Việt Nam và chó.
Tiệm ăn “Snacks Bắc Kinh” gần khu vực Tử Cấm Thành - Trung Quốc treo bảng “Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật – người Philippines – người Việt Nam và chó” đang làm dẫy lên luồng phản ứng, phẫn nộ của người Nhật – người Philippines – người Việt Nam và cả cộng đông thế giới đối với Trung Quốc. Một nước văn minh như nước Mỹ không làm những lối hèn hạ như Tiệm ăn “Snacks Bắc Kinh”. Ơ Mỹ kinh doanh cần lợi nhuận và họ tôn trọng tất cả các tiêu chí về kinh doanh. Thậm chí khi họ tuyển nhân viên làm việc họ cũng tránh xa việc “kỳ thị dân tộc”, họ chỉ treo bảng Tuyển người có kinh nghiệm” hoặc kinh doanh trong lĩnh vực nước nào thì họ treo bảng “có kinh nghiệm và biết rành về tiếng nước A, B, C”, không có trường hợp "kỵ thị", cấm người nước này, nước kia..
Có thể xem đây là “việc làm” gây thêm hận thù với các nước đang phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo. Sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông đang gây sự bất ổn và mối đe dọa đối với thương mại quốc tế". Sự việc tranh chấp Biển, Đảo đã buộc Philippines đưa vụ kiện lên Tòa án quốc tế và khẳng định Manila kiện đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc và được nhóm 5 Nghị sĩ Liên minh Châu Âu (EU) lên tiếng ủng hộ Philippines. Ngoài ra, nhóm 5 Nghị sỹ này cho rằng việc Philippines kiện Trung Quốc là một "động thái tốt" để tìm kiếm một giải pháp hòa bình nhằm hóa giải nguy cơ xung đột.
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong lần tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong Văn phòng Bầu dục tại Nhà trắng ở Washington ngày 22.2. 2013 cũng đã ủng hộ hoạt động bảo vệ biển đảo của Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Washington nói các đảo này nằm trong một hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng táo tợn thách thức cả hai nước đồng minh chiến lược của Philippines là Nhật Bản và Hoa Kỳ đã cho thấy rằng Trung Quốc đã lên kế hoạch chi tiết thâu tóm toàn bộ tiềm lực năng lượng này để đảm bảo an ninh kinh tế và năng lượng.
Nhật bản, Philippines và Việt Nam muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp, để tạo ra một bước chuyển biến mới trong việc tăng áp lực từ cộng đồng quốc tế lên những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ từ Bắc Kinh. Bác bỏ bản đồ “chín đoạn” đang gây tranh cãi mà Trung Quốc tự vẽ ra, bao trọn vùng biển đang tranh chấp.
Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó có quần đảo Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, là hành động ngang ngược, bất chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo ấy. Phản đối hoạt động tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa, thuộc quần đảo Hoàng Sa; tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đảo đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa; phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012 – 2022” trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Thời gian qua, tình hình chính trị, tranh chấp biển đảo đang nóng lên từng ngày, Trung Quốc đang bị cả thế giới lên án sự bành trướng, xâm lược Biển đảo... Cộng thêm sự việc gây ra làn sóng lên án sự kỳ thị dân tộc, gây phẫn nộ tại Tiệm ăn “Snacks Bắc Kinh” Trung Quốc phải tự nhìn nhận lại mình, vì chính người dân Trung Hoa đã từng bị đế quốc Anh ngày xưa treo bảng “cấm chó và người Trung Hoa) tại vùng Tô giới Trung Hoa. Nhưng không ngờ, hiện nay chính họ lại làm nên hình ảnh xấu mà trước đây họ từng là nạn nhân, từng được thế giới ủng hộ họ phản đối đế quốc Anh. Ngày nay, tuy họ lớn mạnh về kinh tế, quan sự, và đông về dân số nhưng nếu họ muốn được thế giới tôn trọng và có sân chới lành mạnh thì chính họ phải thay đổi cách nghĩ, cách làm chính họ, thoát khỏi tư tưởng bành trướng bằng vũ lực, thích đàn áp kẻ yếu theo kiểu lấy thịt đè người. Đầu óc của những kẻ luôn muốn bẻ cong ngòi bút, tư tưởng bành trướng nhưng hẹp hòi, ích kỷ, không xem ai ra gì, nói một đàng, làm một nẻo ... sẽ bị quả báo trong tương lai.
Thiết nghĩ, Trung Quốc cần phản nhìn nhận lại chủ trương sai trái của mình, cổ nhân đã dạy không sai “Trạng chết thì Vua cũng phải băng hà”, “tao chết thì mày có sống cũng chẳng ra người”, “hãy trả lại cho Xê-da những gì của Xê-da" và Trung Quốc phải trả lại những vùng biển đảo mà họ xâm chiếm của nước khác cho nước họ và hủy bỏ đường lưỡi bò (chín đoạn) cũng như bỏ tư tưởng hẹp hòi, ích kỷ, xem thường dân tộc khác. Hành động trên phi nhân tính, phi đạo đức và kỳ thị dân tộc, xúc phạm quốc thể, mong quý vị tiếp tay lên án.
Huy Chương
Translate
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013
Tiệm ăn “Snacks Bắc Kinh” treo bảng cấm người Nhật – người Philippines – người Việt Nam và chó
Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013
Đêm định mệnh cướp 10 sinh mạng ở Sài Gòn
Đêm định mệnh cướp 10 sinh mạng ở Sài Gòn
"Tôi đang thiu thiu ngủ thì nghe tiếng nổ đinh tai, mái nhà bị thổi tung, lửa cháy bùng bùng. Tôi chưa kịp định thần thì lại có tiếng nổ khác, gạch đổ ào ào đè lên người", ông Thạnh - người thoát chết tại hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa kể.
> 10 người chết trong vụ nổ sập nhà /Toàn cảnh vụ nổ sập nhà 10 người chết
Ông Thạnh, người thoát chết trong vụ nổ sập nhà kể lại giây phút kinh hoàng. Ảnh: Quốc Thắng |
Sáng 24/2, hàng trăm người tụ tập chờ đợi đội cứu hộ đào bới tìm thi thể nạn nhân vụ nổ sập nhà ở hẻm 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP HCM. Từng người được đưa lên trong tình trạng bị dập nát cơ thể, nhiều tiếng gào khóc thảm thiết.
"My ơi, tối qua tao còn nói chuyện điện thoại với mày mà. Tao không tin đó là sự thật", một phụ nữ nức nở. Một số khác không chịu được nỗi đau mất người thân đã quỵ xuống, khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
"Gia đình ông Phương 6 người chết hết, con gái út mới 6 tuổi. Bé con nước da ngăm, dễ thương lắm, chiều nào cũng đi ngang đây. Tội nghiệp ông ấy, sinh nghề tử nghiệp mà liên lụy cả gia đình và hàng xóm", chị Hạnh đưa tay gạt nước mắt nói về giám đốc phim ảnh Lê Minh Phương. Ông Phương có khoảng 6-7 năm trong nghề thiết kế đạo cụ cho các đoàn phim, chuyên tạo cảnh cháy nổ, khói lửa trên phim trường nên được gọi là "Phương khói lửa". Căn nhà ông Phương ở bước đầu được xác định là nơi xuất phát tiếng nổ gây vụ sập nhà dây chuyền.
Trong khi đó, ông Trịnh Chí Thạnh (50 tuổi), bảo vệ công ty Sơn Tinh, cạnh nhà ông Phương vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại giây phút thoát chết thần kỳ. Đến sáng nay, ông vẫn chưa biết vì sao mình bị chôn vùi và vì sao mà sống sót.
"Khi tôi đang thiu thiu ngủ trong nhà thì bất ngờ thấy gạch cát rơi đầy đầu, cùng với đó là tiếng nổ cực lớn hất mình ngã nhào", ông Thạnh kể. Ngước nhìn lên, ông phát hiện mái nhà đã bị thổi tung, lửa bùng cháy phía sau nhà. Sợ hãi, ông bèn trốn phía sau 2 thùng sơn. Chưa kịp định thần thì chỉ chừng ít phút sau, lại có thêm một tiếng nổ khác vang lên. Lúc này, vô số gạch đá, bêtông đổ sập đè cả lên người ông.
"Tôi chỉ biết cố gắng bò ra ngoài, cũng may là chỉ bị thương tích ngoài da chứ không thiệt mạng", ông Thạnh vừa kể vừa vén áo quần lộ những vết thương vẫn còn rỉ máu.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Thường đờ đẫn đứng chờ đợi tin người thân từ những người cứu hộ. Từng thi thể được đưa ra nhưng nhiều lần rồi vẫn chưa thấy mẹ và chị gái anh. Anh lại dõi đôi mắt đỏ hoe vào bên trong đóng đổ nát - nơi mà mẹ và chị gái cùng cháu nhỏ vẫn còn vùi lấp. Ba anh bị thương nặng được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
"Gia đình vừa chợp mắt ngủ ở tầng lầu thì nghe tiếng nổ đinh tai xé toang bức tường, kéo phần trước ngôi nhà đổ sập. Tôi phải đưa vợ và con qua sân thượng nhà kế bên thoát ra ngoài. Tôi quay lại tìm cứu những người còn lại nhưng vô vọng khi gạch đá chắn ngang lối xuống, bít cửa phòng ngủ", anh Thường nhớ lại.
Bà Hậu, tổ trưởng tổ 78, sát vách căn nhà bị sập kể lại, gia đình bà 5 người, trong đó có một cháu nhỏ đang ngủ thì bỗng căn nhà rung chuyển. "Phía ngoài khói lửa bay mịt mù, mùi thuốc pháo nồng nặc. Mọi người chạy ra ngoài tán loạn. Mái tôn bay vèo vèo. Tôi thấy ông Tuấn leo tường rào từ bên trong chạy ra ngoài, máu chảy ở tay nhờ mọi người cứu vợ và con kẹt bên trong. Tôi liền chạy vào hô hoán cho chồng con và bế cháu nhỏ chạy ra lánh nạn", bà Hậu kể.
Là một trong những người có mặt ở hiện trường sớm nhất, anh Hùng Trung Dũng (22 tuổi) cho biết nhà mình ở đường Trường Sa cách đó khoảng 300 m. Cũng thời điểm trên, anh nghe 2 tiếng nổ lớn rung chuyển thì vội chạy ra xem. Anh Dũng thấy ngọn lửa bốc cao, nhiều người trong con hẻm chạy túa ra đường. "Nhà cửa tan hoang, nhiều đồ đạc trong nhà bị thổi tung, bay cả lên ngọn cây. Tôi cùng nhiều người khác không dám tiếp cận hiện trường mà chỉ đứng từ xa quan sát".
Khi hiện trường lắng dịu mọi người hô hào xông vào đống đổ nát tìm kiếm người mắc kẹt. Nhưng đó là một khối bê tông cao ngất, không một tiếng cầu cứu nào bên dưới vang lên. Việc đào bới vô vọng. Nhiều người móc điện thoại tìm số những người trong những căn nhà nổ sập để gọi nhưng không có tiếng trả lời. Lực lượng cứu hộ tìm cách tiếp cận những căn nhà sập một phần.
"Cửa những căn nhà này vẫn đóng chặt. Khi phá cửa xông vào tôi thấy một cụ ông bị liệt vẫn nằm ở tầng trệt căn nhà nên cứu ra ngoài", người đàn ông tham gia cứu hộ nhớ lại.
Cảnh sát cứu hộ nhiều giờ liên tục đào bới đống đổ nát tìm kiếm người bị nạn. Ảnh: An Nhơn |
Theo bà tổ trưởng khu phố, gia đình ông Lê Minh Phương (58 tuổi) mới dọn về căn nhà trên cách nay 2 tháng, trước đây ông ở trên đường Hoàng Sa, gần chỗ ở hiện nay. Hai vợ chồng ông có 3 con, con gái lớn Hồ Kiều Oanh đang học lớp 11, cháu trai học lớp 9 và bé gái út 6 tuổi. Trong vụ nổ rạng sáng nay, cả gia đình ông đều tử nạn.
Ông Phương là giám đốc Công ty điện ảnh Lạc Việt, thường được gọi là Phương "khói lửa". Trước Tết Nguyên đán vài ngày, gia đình ông Phương khai trương quán bún bò. Hơn một giờ trước khi xảy ra vụ nổ, mọi người còn thấy ông Phương lái chiếc xe Jeep đi làm về, đậu ở vỉa hè đối diện nhà và sau đó thì tiếng nổ vang lên.
>> Nỗi đau sau vụ nổ làm 10 người chết >> Nhà một giám đốc công ty điện ảnh bị sập sau vụ nổ |
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
Dự án bauxite: Không hiệu quả thì nên dừng
Một chuyến thị sát dự án bauxite Tân Rai của đoàn công tác Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Giá xuất khẩu thấp hơn giá thành, chi phí vận tải tốn kém, nhất
là khi phương án xây dựng cảng Kê Gà bị loại bỏ, lại thêm những hệ lụy
lớn về môi trường..., hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đối mặt với
nhiều khó khăn.
Đừng đổ tiền vào hang dế
Chuyên gia Kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng chỉ nhìn vào hiệu quả kinh tế đã thấy rõ sự không hiệu quả của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà điển hình là chi phí vận chuyển bằng ô tô đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn và hiện đang tàn phá cầu đường, chưa kể đòi hỏi xây dựng cảng biển rất khổng lồ, nhất là cảng Kê Gà (Bình Thuận) bị loại bỏ, nếu đầu tư cảng nơi khác thì chi phí đầu tư càng đội lên và việc thua lỗ càng chồng chất.
“Chấp nhận loại bỏ dự án bauxite ra khỏi Tây Nguyên là việc cần làm, càng sớm càng tốt” - ông Doanh đánh giá và bày tỏ mong muốn Quốc hội sớm lập một ủy ban điều tra độc lập đối với dự án bauxite bởi việc điều tra lại hiệu quả của dự án cần những chuyên gia hàng đầu chứ không thể là người của Bộ Công Thương hay Vinacomin, thà chịu mất số tiền đầu tư đến nay còn hơn cố đổ tiền vào một dự án không nhìn thấy thành công.
TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng (thuộc Vinacomin), băn khoăn không biết Vinacomin sẽ có “sáng kiến” đột phá gì tiếp theo để khỏa lấp lỗ hổng của cảng Kê Gà vì alumin sẽ đi bằng con đường nào, cảng nào mà vận chuyển bằng ô tô thì cầm chắc lỗ thì nay đường càng dài, lỗ càng lớn.
“Một công thức bất di bất dịch của ngành kinh tế khai khoáng là vận chuyển quặng bằng ô tô không thể quá 10 km mới có lãi, kể cả xe tải trọng lớn; còn trên con số này thì phải vận chuyển bằng đường sắt. Không ai vận chuyển khối lượng quặng, than nguyên liệu… cả trăm ngàn tấn/năm trên quãng đường cả trăm km và càng làm thì chỉ có “chết” thêm” - ông Sơn đánh giá.
Theo ông Sơn, không thể kết hợp một loại xe để chở alumin và than, nguyên liệu khác vì mỗi loại cần loại xe khác nhau. “Không thể chở bột ngọt và lúa gạo bằng cùng 1 loại xe vì alumin cần bảo quản như bột ngọt, còn than thì có thể vận chuyển như lúa gạo” - ông Sơn ví von.
Tiếp tục “mổ xẻ”, ông Sơn nêu thực trạng dự án Tân Rai đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư đã được điều chỉnh chỉ dừng lại ở mức 15.600 tỉ đồng, lãi suất huy động vốn tạm tính 7%/năm, thời gian huy động vốn là 10 năm, trả vào cuối kỳ, riêng chi phí hoàn trả vốn đầu tư (cả gốc và lãi) đã lên tới 2.220 tỉ đồng/năm. Bên cạnh đó, giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai (Lâm Đồng) thấp nhất cũng khoảng 375 USD/tấn. Trong khi nếu giá nhôm kim loại trên thế giới năm 2013 sẽ đạt mức 2.300 USD/tấn thì giá xuất khẩu alumin của Vinacomin ở ven biển tối đa khoảng 345 USD/tấn.
Như vậy, nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu theo quy định là 20% thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD nên tính ra, Vinacomin sẽ lỗ 74,4 triệu USD/năm. Trong trường hợp được miễn cả thuế xuất khẩu thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ ít nhất 55 USD, mỗi năm Vinacomin lỗ ít nhất 33 triệu USD. “Tôi kiến nghị không chỉ dự án Nhân Cơ mà cả Tân Rai cũng phải dừng lại nếu không muốn đất nước đổ tiền vào hang dế” - ông Sơn khuyến cáo.
Alumin đi đường nào?
Ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), cho biết không có cảng Kê Gà thì con đường vận chuyển bauxite trong tương lai sẽ phải dài thêmmột đoạn nữa, ra cảng Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong - Bình Thuận), dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Đường vận chuyển bauxite ra cảng Vĩnh Tân sẽ dài khoảng 141 km với tổng kinh phí đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 2.840 tỉ đồng.
Theo ông Vinh, việc sử dụng cảng Gò Dầu (Đồng Nai) làm nơi xuất khẩu bauxite chỉ thuộc giai đoạn 1 của dự án phát triển bauxite Tây Nguyên. Giai đoạn 2 không dùng cảng Gò Dầu nữa mà sẽ chuyển hẳn sang cảng Vĩnh Tân và hiện đang được lập phương án cụ thể. Đến nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chưa rõ Vinacomin sẽ sử dụng phương tiện vận chuyển là ô tô có trọng tải 25 tấn hay 40 tấn? Tuy nhiên, phía Vinacomin đã mua hơn 100 ô tô tải trọng trên 40 tấn phục vụ vận chuyển bauxite.
Điều đó gặp phải phản ứng dữ dội từ phía các địa phương mà đoàn xe này đi qua bởi trọng tải cầu đường chỉ cho phép xe khoảng 25 tấn. Theo ông Vinh, Vinacomin đang khó khăn nhưng các con đường nếu sử dụng xe 40 tấn sẽ gây hư hỏng nên Vinacomin phải đầu tư tiền nâng cấp Tỉnh lộ 769 và 725. Thế nhưng, việc cấp tiền nhỏ giọt của tập đoàn này đã khiến tiến độ cải tạo đường diễn ra rất chậm.
Theo tính toán của Bộ GTVT, đoạn đường từ Tân Rai ra Quốc lộ 20 do Vinacomin đầu tư, dự án Quốc lộ 20 do Chính phủ bỏ tiền thông qua hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), Tỉnh lộ 725 do Vinacomin đầu tư, Quốc lộ 51 Chính phủ đầu tư. Riêng nhiều đoạn đường trong giai đoạn 2, đặc biệt việc đầu tư đường vận chuyển bauxite từ Nhân Cơ về Tân Rai rồi ra Quốc lộ 1 để đi xuống cảng Vĩnh Tân, theo ông Vinh, là không đơn giản và đến nay mới chỉ có phương án chứ chưa ai quyết.
Lập lờ giảm suất đầu tư
Theo TS Nguyễn Thành Sơn, đường vận chuyển có tính sống còn của nền kinh tế là hướng Bắc - Nam, còn đầu tư cho hướng Đông - Tây chỉ cần mức độ vừa phải. Vì vậy, việc tập trung đầu tư quá lớn cho các tuyến đường Đông - Tây nhằm vận chuyển bauxite thì đúng địa chỉ chứ khoác cho cái mũ to lớn cho kinh tế - xã hội cả nước thì chỉ là trí trá.
Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng Ban Nhôm - Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (nay là Vinacomin), cho biết ngay khi nghiên cứu về dự án bauxite, nhóm khảo sát của ông đã đưa ra cảnh báo về việc phải tính chi phí làm mới, sửa chữa đường sá vào dự án để đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng những đề xuất đó đã không được lưu tâm.
Trả lời thắc mắc về việc ưu ái dùng tiền ngân sách để làm đường “giúp” Vinacomin vận chuyển bauxite, ông Phạm Quang Vinh nói không thể bình luận vì cái đó thuộc thẩm quyền của Chính phủ chứ Bộ GTVT không thể quyết. “Hiện nhà máy đã xong mà chưa có tiền làm đường. Ban đầu, họ chỉ nghĩ đường sá đương nhiên xã hội phải phục vụ rồi nên không tính vào chi phí trong đề án phát triển bauxite”- ông Vinh nói.
Hiệp Hội Luật Vùng Thượng Canada kêu gọi trả dự do cho luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân bị bắt gần ba tháng nay với cáo buộc ban đầu liên quan đến tội danh trốn thuế. Tuy nhiên, những người quan tâm đều cho rằng cáo giác đó không có cơ sở.
Kêu gọi từ Canada
Văn bản của Hiệp hội Luật Vùng Thượng Canada đưa ra hồi đầu tháng hai này nêu rõ quan ngại sâu sắc trước việc cơ quan chức năng Việt Nam bắt giam luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân.Hiệp hội này trích dẫn những nguồn đáng tin cậy về việc luật sư Lê Quốc Quân bị bắt hồi ngày 27 tháng 12 năm ngoái. Lý do bắt giữ được an ninh Việt Nam thông báo là luật sư Lê Quốc Quân bị cáo buộc vi phạm Điều 161 Bộ Luật Hình về tội danh trốn thuế.
Theo Hiệp hội Luật Nhân quyền Vùng thượng Canada thì bản thân luật sư Lê Quốc Quân là một blogger chuyên nêu ra những tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Hiệp hội này cho rằng việc bắt giữ ông Lê Quốc Quân là sự bắt giữ tùy tiện. Trước đó ông này bị thường xuyên theo dõi và sách nhiễu. Tất cả chỉ vì ông này có những hoạt động đòi hỏi nhân quyền tại Việt Nam.
Bản thân luật sư Lê Quốc Quân hồi năm 2007 bị tước quyền hành nghề luật sư sau khi ông tham gia khóa tập huấn tại Viện Dân chủ ở thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ trở về.
Trước tất cả những sự việc đó, Hiệp Hội Luật Vùng Thượng Canada bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với tình trạng tại Việt Nam nơi bản thân các luật sư hoạt động để nhân quyền được tôn trọng và bảo vệ trở thành đích nhắm do họ thực thi quyền tự do và quyền hạn theo luật pháp quốc tế.
Hiệp hội Luật Vùng Thượng Canada nhắc lại Điều 16 trong Qui định Những nguyên tắc Cơ bản của Liên hiệp quốc về vai trò của luật sư. Theo đó các chính quyền phải bảo đảm cho giới luật sư có thể thực hành mọi chức năng nghề nghiệp của họ mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc bị can thiệp không phù hợp. Chính quyền phải bảo đảm cho các luật sư có thể tự do đi lại và tư vấn cho thân chủ. Chính quyền phải bảo đảm cho các luật sư không chịu hoặc bị đe dọa bởi truy tố hoặc các biện pháp trừng phạt về kinh tế, hành chính hay biện pháp khác vì hoạt động theo bổn phận, chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp’.
Dựa trên những căn cứ nêu ra, Hiệp hội Luật Vùng Thượng Canada kêu gọi chính quyền Hà Nội trả dự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân vẹn toàn thể xác cũng như tinh thần. Bên cạnh đó chính quyền Việt Nam phải chấm dứt mọi hành động sách nhiễu bản thân luật sư Lê Quốc Quân cũng như những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
Hiệp Hội Luật Vùng Thượng Canada cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam bảo đảm cho tất cả các luật sư có thể thực hành những hoạt động hợp pháp và ôn hòa của họ mà không gặp phải e sợ nào về bạo lực thân thể hoặc những vi phạm nhân quyền khác. Và trong mọi tình huống bảo đảm tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản phù hợp với chuẩn mực nhân quyền và cơ chế quốc tế.
Hồi đầu tháng giêng năm nay, sau khi luật sư Lê Quốc Quân bị bắt Đài Quan sát Bảo vệ Các nhà hoạt động Nhân quyền, tổ chức kết hợp giữa Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn ( OMCT) đã lên tiếng kêu gọi phải có hành động khẩn cấp can thiệp cho trường hợp của vị luật sư nhân quyền này.
Cách ly gia đình
Quân bị bắt hồi ngày 27, còn Quản bị bắt trước Quân nữa nhưng có người nói là ‘trường hợp đặc biệt’ nên họ không cho lui tới. Người ta nói từ từ sẽ cho luật sư vào nhưng họ có cho vào đâu, họ nói khi nào làm việc họ sẽ cho luật sư đi theo nhưng nói thế thôi.
Ngoài hai anh em luật sư Lê Quốc Quân và Lê Đình Quản, một người em họ của họ là cô Nguyễn thị Oanh, một cổ đông trong công ty của anh Lê Đình Quản cũng bị bắt dù đang mang thai để điều tra tuy nhiên vhồi đầu tháng hai vừa qua được cho về nhà ở địa phương.
Bà Nguyễn Thị Trâm cho biết về trường hợp của người cháu trong gia đình này như sau:
Bác là cô ruột của cháu. Khi hỏi cháu, cháu nói họ điều tra linh tinh nhiều chuyện, cứ bắt cháu đi lập cung suốt ngày.Nay thì đưa về địa phương và không cho rời nơi cư trú. Chồng phải bảo lãnh để về dưỡng thai vì thai yếu lắm.
Xin phép được nhắc lại, luật sư Lê Quốc Quân là giám đốc Công ty Giải Pháp Việt Nam. Hoạt động chính của công ty là nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường. Công ty được thành lập hồi năm 2001.
Lê Đình Quản là giám đốc Công ty Vietnam Credit chuyên về báo cáo tín nhiệm- xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam. Ông Lê Đình Quản cũng bị bắt giam về cáo buộc trốn thuế.
Luật sư Lê Quốc Quân là người từng có những bài viết cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền. Ông từng công khai tham gia những phiên tòa xét xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội rồi bị bắt cùng với bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Ông cũng là một biểu tình viên chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Trong thời gian trước khi bị bắt, ông cũng có bài viết liên quan vấn đề sửa đổi hiến pháp tại Việt Nam.
Sau một tuần bị bắt quả tang đang đánh bạc trong nhà nghỉ, đội phó đội quản lý thị trường bị khởi tố.
> Đội phó quản lý thị trường vào nhà nghỉ đánh bạc
Năm người này bị cảnh sát bắt quả tang tại sòng bạc
trong phòng 212 nhà nghỉ Trinh Trinh ở khu địa ốc Bạc Liêu vào chiều
ngày 14/2 (mùng 5 Tết). Tang vật bị tạm giữ gồm 1.000 USD với hơn 130
triệu đồng.
Làm việc với tổ chức, ông Khởi giải trình rằng không
tham gia đánh bạc mà chỉ đứng nhìn. Do đi chơi Tết nên lúc ấy trong túi
ông Khởi có 1,2 triệu đồng.
Ngày 22/2, Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố ông Lê Hoàng
Khởi (53 tuổi, Đội phó Đội quản lý thị trường số 2 thuộc Chi cục QLTT
tỉnh Bạc Liêu) về hành vi Đánh bạc.
Cùng bị khởi tố về hành vi này còn có ông Lâm Hoàng
Tuấn (40 tuổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi nghêu sò Thắng Lợi, phường Nhà
Mát, TP Bạc Liêu), Bùi Quốc Việt (60 tuổi, chủ nhà nghỉ Trinh Trinh) và
Trần Phi Hùng (37 tuổi), Trần Văn Nhân (29 tuổi, cùng ngụ huyện Vĩnh
Lợi, tỉnh Bạc Liêu).
Một người mẫu game tự biến mình thành trò lố khi cố gắng khoe vẻ sexy để gây sự chú ý của tài tử.
|
Sina đưa tin diễn viên nổi tiếng Hong Kong Cổ Thiên Lạc
mới đây tham gia một hoạt động quảng cáo ở Thượng Hải, Trung Quốc. Một
số người mẫu game được mời tham gia sự kiện. Trong số đó, cô gái diện
váy xanh gây chú ý hơn cả. |
|
Người đẹp tiếp cận Cổ Thiên Lạc xin chụp ảnh chung với anh. Tuy nhiên, cô bị một số nhân viên ngăn cản. |
|
Người mẫu game diện bộ đầm xanh khêu gợi. |
|
Cô luôn cố ưỡn ngực khoe sự gợi cảm. Nữ người mẫu ít nhiều gây được sự chú ý của người... bên cạnh Cổ Thiên Lạc. |
|
Chân dài này liên tục tạo dáng thái quá bên cạnh những người khác. |
Phó giám đốc Sở Tư pháp và Tài chính Bình Phước bị bắt giam vì được cho là phạm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 22/2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế
và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Bình Phước đã bắt tạm giam 4 tháng đối
với ông Nguyễn Tuấn Cảnh (53 tuổi), Phó giám đốc Sở Tư pháp, kiêm Giám
đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tỉnh Bình Phước; ông Trương Văn Phẩm,
Phó giám đốc Sở Tài chính và ông Trần Minh Luân, Giám đốc Quỹ phát triển
đất (thuộc UBND tỉnh Bình Phước), nguyên là Trưởng phòng Giá và quản lý
công sản, Sở Tài chính tỉnh Bình Phước. Cả ba đều bị khởi tố về tội Cố ý
làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Công an dẫn giải ông Cảnh từ nhà riêng. Ảnh: Chế Bắc.
Trước đó, vào ngày 21/2, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Bình
Phước đã có quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông Trương Văn
Phẩm, ông Nguyễn Tuấn Cảnh, do 2 ông này là cán bộ thuộc diện Ban Thường
vụ Tỉnh ủy quản lý. Đảng ủy khối các cơ quan dân chính Đảng tỉnh Bình
Phước đình chỉ sinh hoạt đảng đối với ông Trần Minh Luân.
Theo cơ quan chức năng, cuối năm 2010, UBND tỉnh Bình
Phước đã cho phép bán 323 ha đất cao su thuộc huyện Lộc Ninh (Bình
Phước) để đầu tư dự án mở rộng quốc lộ 13 đoạn Lộc Tấn - Bù Đốp. Lợi
dụng việc này, hội đồng định giá 323 ha đất trên gồm các ông trên đã bán
cho một số cá nhân với giá 264 triệu đồng một ha, trong khi giá thị
trường vào thời điểm lúc ấy phải từ 450 đến 550 triệu đồng một ha.
Việc làm này đã gây thất thoát cho nhà nước trên 25 tỷ đồng.
Ông Dương Tự Trọng (đứng giữa). |
Ông Dương Tự Trọng (Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội) vừa bị bắt giam do liên quan việc trốn truy nã
của anh trai - nguyên cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng.
> 'Ai bao che ông Dương Chí Dũng nên sớm tự thú'
Ngày 22/2, Bộ Công an phát đi thông báo, Cơ quan An
ninh điều tra đã khởi tố bị can với đại tá Dương Tự Trọng (52 tuổi) để
điều tra hành vi tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở
lại nước ngoài trái phép theo điều 275 Bộ luật Hình sự.
Sau khi công bố các quyết định tố tụng, Cơ quan An ninh điều tra đã bắt tạm giam ông Trọng.
Đại tá Trọng được cho là "mắt xích" trong đường dây tổ
chức cho nguyên cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước
ngoài. Ông Trọng là em trai ruột của ông Dũng.
Thời điểm ông Dũng bị truy nã, đại tá Trọng giữ chức
vụ Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng.
Sau đó, ông về Hà Nội làm Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội. Ông Trọng từng nhiều năm làm Trưởng phòng Cảnh sát hình
sự Hải Phòng. Tại đất cảng, ông nổi tiếng là cảnh sát hình sự giỏi, chỉ
đạo nhiều chuyên án lớn.
Liên quan việc ông Dũng bỏ trốn, hiện ngoài đại tá
Trọng, nhà chức trách đã bắt 5 công an tại Hải Phòng để điều tra các
hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, giả mạo trong công tác.
Trong số này có ông Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên thượng tá, phó trưởng
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, bị bắt tháng
12/2012), Nguyễn Trọng Ánh (28 tuổi, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội, bị bắt tháng 1).
Điều 275: Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước
ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại điều 91 của Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
Tin đồn và sự dễ tổn thương của thị trường tài chính Việt
Sức đề kháng yếu ớt và sự thiếu minh bạch vốn có là
những nguyên nhân khiến thị trường tài chính dễ dàng chao đảo mỗi khi
thông tin xấu, dù là đồn nhảm xuất hiện.
Đã nhiều lần thị trường Việt Nam phải chứng kiến những phiên giao dịch đỏ rực
các sàn chứng khoán, thanh khoản ngân hàng bị đe dọa chỉ vì những tin
đồn thất thiệt. Ngày 21/2, thị trường tài chính chao đảo sau tin đồn
Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu thị
trường tỏ ra "dễ vỡ" trước những thông tin thất thiệt kiểu này.
Mô tuýp phổ biến của những tin đồn này thường nhắm vào
các VIP là lãnh đạo ngân hàng, công ty niêm yết lớn trên sàn chứng
khoán vì theo lý giải của một số chuyên gia, đây là những nhân vật có
tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường. Cách đây vài tháng, một số lãnh đạo
tại Masan, Sacombank, ACB hay Eximbank... cũng dính phải các tin đồn như
bị bắt, bị quản thúc hay triệu tập điều tra. Ngay sau đó là những phiên
lao dốc của một số mã blue-chip trên sàn chứng khoán cùng những sóng
gió thanh khoản ập đến các ngân hàng. Một kịch bản khá tương tự cũng vừa
lặp lại hôm 21/2 với thông tin ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch BIDV, một
ngân hàng quốc doanh lớn bị bắt.
Ở một thị trường dễ tổn thương thì những kẻ đầu cơ có thể dễ dàng trục lợi nhờ tung tin đồn nhảm. Ảnh: Hoàng Hà. |
Một chuyên gia phân tích tài chính từng có kinh nghiệm
tại nhiều nền kinh tế mới nổi cho rằng đây là sự tính toán rất rõ và có
kịch bản đàng hoàng của những kẻ tung tin chứ không phải ngẫu nhiên.
"Họ chọn những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn để dễ kích động tâm lý của
đám đông", vị chuyên gia này phân tích.
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo ngân
hàng ở phía Nam và cũng là nạn nhân của tin đồn bắt bớ hồi tháng 8/2012
thừa nhận, mục đích của những kẻ phao tin là làm thị trường nhiễu loạn,
nhà đầu tư hoang mang và thi nhau bán cổ phiếu tháo chạy. "Do nhóm
người thao túng chứng khoán muốn mua cổ phiếu giá thấp nên tạo ra tin đó
thôi. Nhưng mình không làm gì xấu nên chẳng ngại", vị này nói.
Với hành vi thao túng giá, những kẻ đầu cơ có cơ thể
trục lợi tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng sau mỗi phi vụ khi
thị trường "loạn". Nhưng nguyên nhân chính theo các chuyên gia chứng
khoán, ngân hàng vẫn là do thị trường Việt Nam đang bị dẫn dắt quá nhiều
bởi tin đồn và niềm tin của nhà đầu tư còn yếu ớt. Một chuyên gia nói
thẳng: "Trong một thị trường tài chính còn non trẻ, mong manh và dễ tổn
thương như Việt Nam thì các hành vi thao túng và trục lợi này càng dễ
thực hiện".
Đồng quan điểm, theo ông Alan Phan - nguyên Chủ tịch
Quỹ đầu tư Viasa Hong Kong - ở một thị trường thiếu minh bạch thì việc
tạo tin đồn rất dễ. "Ở Mỹ, tin đồn sau khi được tung ra khoảng 10 phút
đến nửa tiếng đã có Chủ tịch, tổng giám đốc các công ty hay cơ quan chức
năng xuất hiện và lên tiếng phủ nhận ngay chứ không để nó làm mưa làm
gió 2 ngày liền như vậy", ông Alan Phan dẫn chứng.
Theo nhiều chuyên gia chứng khoán từng làm việc tại
Mỹ,mô tuýp tin đồn sếp nọ, VIP kia bị bắt bớ không được giới làm giá ở
Mỹ "chuộng" bởi không còn hiệu quả.
"Ngược lại, ở Việt Nam - nơi mà sức đề kháng của nền
kinh tế còn yếu - những tin đồn kiểu này vẫn có đất diễn", ông Alan Phan
nói.
Khi tin xấu được tung đi, các nhà đầu tư tá hỏa và
phản ứng thông thường là bán cổ phiếu, bán tài sản đang nắm giữ hoặc đi
rút tiền gửi dù biết sẽ bị lỗ nặng. Nhà đầu tư lúc đó giống như một bầy
chuột khi thấy đèn bật sáng một cái vội lo chạy trốn tứ phía dù chưa cần
biết chuyện gì đang xảy ra.
Từng làm việc ở thị trường chứng khoán Mỹ, ông Phan
Dũng Khánh - Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán Kim Eng thừa
nhận nhà đầu tư Mỹ hay Việt Nam cũng là con người và đều có cách ứng xử
khá giống nhau. "Bản chất của thị trường chứng khoán là luôn có những
thông tin đồn thổi nhưng điểm biệt khác là với một thị trường minh bạch
hơn thì hậu quả sẽ đỡ hơn", ông Khánh nói.
Ông Alan Phan thì cho rằng khi có tin đồn, nên đổ lỗi
cho sự thiếu minh bạch của thị trường thay vì đổ lỗi cho sự yếu đuối của
nhà đầu tư vì họ hành động theo tâm lý đám đông. "Rất khó khăn cho các
nhà đầu tư khi họ đang ở thị trường mà luôn bị một đội lái tàu nào đó
dẫn dắt chứ không phải cung cầu. Những người đó có thể làm giá bất cứ
lúc nào", ông chia sẻ.
Dù thị trường tài chính Việt Nam trong quá khứ từng bị
ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều tin đồn thất thiệt nhưng theo nhiều chuyên
gia chứng khoán, phản ứng của cơ quan chức năng đến nay vẫn còn khá chậm
trễ và lúng túng. "Đáng lẽ ngay khi tin đồn loang đi, lúc các phiên
giao dịch vẫn đang diễn ra, nó phải được cơ quan chức năng bác bỏ. Nếu
vậy có thể nhà đầu tư sẽ bình tĩnh hơn", lãnh đạo một công ty chứng
khoán nhận định.
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013
cà phê lều phục vụ tới bến
Đúng như tên gọi của các dân chơi, "cà phê sung sướng" chỉ bỏ ra "gói tiền" rất nhỏ, khoảng 120.000 đồng thì mua được "cả gói" gồm ly cà phê hoặc chai nước ngọt và một em tiếp viên trẻ đẹp, ăn mặc kiểu "bảo vệ môi trường" đưa khách lên tận "đỉnh".
Cứ ra ngõ là đụng "cà phê sung sướng"
Đường
Xô Viết Nghệ Tĩnh (XVNT) kéo dài từ Thanh Đa cho đến bờ sông khu Bình
Quới giáp với quận Thủ Đức - thuộc địa bàn hai phường 27 và 28 quận Bình
Thạnh. Từ lâu, con lộ này đã nổi tiếng với thế giới cà phê đèn mờ hoặc không đèn.
Những quán cà phê
này lấy mặt tiền đường trưng bảng hiệu, đèn dây bóng nhỏ xíu chớp tắt
liên hồi để tiếp thị. Nhưng thật ra, lãnh vực hoạt động lại nằm sâu
trong vườn cây sát bờ sông với những "hộp" cà phê khoảng 4m2 vừa đủ kê một cái bàn nhỏ và chiếc ghế vải kiểu sofa chỉ dành cho hai người.
Bên trong những "hộp" cà phê
này không có đèn nên ban ngày chỉ tối nhờ nhờ, ánh sáng yếu ớt bên
ngoài lọt vào nhờ một tấm màn vải thun màu tối. Ban đêm, hoàn toàn tối
như bưng, chỉ có... tiếng động nhịp nhàng của ghế khi khách trở tư thế
nằm. Đó chính là đặc trưng của "cà phê sung sướng".
Một tụ điểm "cà phê sung sướng" bị bắt. Ảnh minh hoạ. |
Không ai có thể thống kê trên cung đường này có bao nhiêu quán "cà phê sung sướng"
đang hoạt động, kể cả cơ quan chức năng. Bởi lẽ, nhiều quán hoạt động
không cần giấy phép, hoặc bị rút nhưng cũng vẫn lén lút hoạt động. Tất
cả những quán này hợp lại thành sự nhộn nhịp từ chiều cho đến nửa đêm.
Bất kể khách lạ, quen nếu là đàn ông đi qua đây thì dễ gặp vài ba cô gái
trẻ đẹp, phấn son diêm dúa, ăn mặc mát mẻ gọi mời.
Ở địa bàn quận Gò Vấp, đường Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh... cũng tấp nập những quán cà phê
dạng này. Xa hơn trong nội thành là quận 8, quận 11, quận Bình Tân,
quận Tân Phú... xa hơn nữa là huyện Hóc Môn cũng nhan nhản những quán "cà phê sung sướng" tùy theo quy mô lớn nhỏ mà quy tụ dàn tiếp tiếp viên nữ sẵn sàng phục vụ khách tới bến theo yêu.
Đôi
khi khách không yêu cầu các em tiếp viên thì chủ quán cũng gợi ý theo
tiêu chí "vui lòng khách đến, hài lòng khách đi", miễn khách chịu chơi
và chịu bỏ ra một số tiền nhỏ để mua "gói cước" gọi là...mua phút giây
"sung sướng".
Một buổi tối cuối tuần, theo sự hướng
dẫn của P "thổ địa", chúng tôi rẽ vào đường Vườn Lài phường Phú Thọ
Hòa. Chỉ khoảng 700m mà có đến 6 quán "cà phê sung sướng". Chúng tôi chọn quán cà phê
C. H. ở số 5... đường Vườn Lài. Không đợi chủ quán gọi, từ bên trong ba
cô tiếp viên phấn son lòe loẹt, tất cả đều cùng một kiểu áo hai dây,
quần ngắn cũn cỡn nhào ra.
"Mình vào bên trong uống cà phê..."mát
gần" đi anh. Ngồi ngoài này... nóng lắm"- một gái gạ gẫm. Khi đoàn bỏ
đi, bốn thanh niên đi hai chiếc Honda ghé vào. Mấy cô tiếp viên vội quên
ngay khách cũ, nhào ra săn đón khách mới.
"Đổi đào", xoay "hàng" để lừa khách
Một
quán nổi tiếng trên đường Vườn Lài mang tên "Cô Chủ Nhỏ" nằm cách đó
khoảng 200m. Vừa thấy chúng tôi gạt chân chống xe, từ bên trong, ba cô
gái ăn mặc "thiếu vải thừa khiêu gợi" lao ra. Mỗi cô kéo tay một anh
không cần biết khách có đồng ý hay không.
Ở
quán này không đợi khách ngồi xuống ghế và cần những động tác "giao cảm
ban đầu" để khách "nóng trong người" mà các mà các "đào" tới tấp gạ
"mát gần".
Rời quận Tân Phú, chúng tôi sang quận giáp ranh Tân Phú là quận Bình Tân. Theo P. "thổ địa" mô tả, hoạt động của khu phố "cà phê sung sướng" nằm trên đường Trương Phước Phan và Hương lộ 2, phường Bình Trị Đông quận Bình Tân cũng nhộn nhịp không kém quận Tân Phú.
Các
quán ở đây đều tuyển tiếp viên trẻ đẹp, không mặc áo hai dây, quần soóc
mà chơi luôn bikini hai mảnh cho nhanh gọn. Khi chúng tôi tới quán Gia
Phi trên đường Trương Phước Phan mới đầu cứ nghĩ là quán cà phê... sân vườn bình thường. Tuy nhiên, khi bước vào mới biết là đây chính là "sân tiếp thị", nơi gạ gẫm "thượng đế" của nhân viên cà phê "mát gần".
Thời gian gần đây, hàng loạt quán cà phê sung sướng trên địa bàn TP.HCM mọc lên như nấm sau mưa. Thậm chí, có quán cà phê
trá hình chỉ cách trụ sở công an phường vài chục mét. Thế nhưng, công
an khu vực ngày đêm theo dõi địa bàn vẫn không phát hiện được!?. Nhiều
người cũng đặt câu hỏi, phải chẳng cơ quan chức năng đang cố tình... làm
ngơ.
Những đoàn kiểm tra liên ngành 814 là lực
lượng chức năng phối hợp có nhiệm vụ kiểm tra đột xuất, định kỳ hoạt
động của các quán cà phê loại này nhưng xem ra việc bắt quả tang vi phạm, xử lý thì quá ít. Do đó, những khu phố "cà phê sung sướng"
ngày mọc ra nhiều, thêm nhiều "thành viên", hoạt động "đông vui" như có
hội. Tình trạng này dư luận đều thấy rõ nhưng chỉ có... phường không
biết? Điều này cũng khiến cho nhiều người đặt câu hỏi.
"Sốc" với show thời trang phản cảm "không nội y"
Sàn diễn của Tuần lễ thời trang tại London (16.2) không khỏi gây sốc cho khán giả khi thương hiệu nổi tiếng Pam Hogg bất ngờ giới thiệu bộ sưu tập trang phục không khác khoả thân là bao nhiêu.
Trong những thiết kế với chất liệu trong suốt hoặc mặc đơn độc chiếc áo khoác mỏng, các người mẫu gần như lộ nguyên vẹn cơ thể, kể cả những khu vực nhạy cảm.
Pan Hogg là nhà thiết kế chịu ảnh hưởng phong cách thời trang Punk, vốn chống lại những thứ thời trang "nghiêm chỉnh", đề cao sự nổi loạn. Thế nhưng dường như những bộ sưu tập gần như khoả thân của nhà thiết kế đã đi quá đà.
Liệu rằng các quan khách có thể tập trung ngắm nhìn bộ trang phục mà bỏ qua những "điểm nhạy cảm" đang lộ rõ trên cơ thể người mẫu?
Cũng trong Tuần lễ thời trang Xuân - Hè 2013 tại London (tháng 9.2012), Pan Hogg đã từng gây sốc với bộ trang phục "kiệm vải" không kém Bộ sưu tập Thu - Đông hiện tại:
Người mẫu lộ nguyên vòng ba phản cảm
NHÂN DÂN VĂN GIANG XUỐNG ĐỒNG
Hôm nay, ngày mùng 9 Tết Quý Tỵ, hàng trăm nông dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao của Văn
Giang cùng ra đồng cấy lúa trên phần đất ruộng mà bà con bền bỉ đấu
tranh giữ được sau cưỡng chế hồi tháng 4 năm 2012. Trước đó bà con liên
tục phải đánh đuối các tấn công từ chủ đầu tư với sự bảo vệ của đầu gấu nhằm đưa máy vào phá ruộng.
Xin chúc bà con ba xã Văn Giang một mùa màng bội thu trên cánh đống mà bà con đã đổ cả máu mới giữ được!
Những hình ảnh từ Văn Giang gửi về Tễu Blog để chia sẻ cùng bà con cả nước:
Xe chở mạ từ Thái Bình đưa về Văn Giang để cấy
Ảnh: Bà con Văn Giang.
Thông báo của Nhóm soạn thảo sửa đổi Hiến pháp
Thông báo của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72 về công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Ngày 18 tháng 2 năm 2013
Ngày
4-2-2013, một đoàn 15 người, đại diện cho 72 người đã ký ngày 19-1-2013
bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin được gọi tắt là Kiến nghị 72)
và cho hơn 2000 người đến thời điểm đó đã ký ủng hộ Kiến nghị 72, do
Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn, đã
gặp đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây
gọi tắt là Ủy ban) và trao bản Kiến nghị 72 cùng với một Dự thảo Hiến pháp mới (dưới đây gọi tắt là Dự thảo Hiến pháp 2013).
Đoàn đã được Ủy ban tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ
ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau
đó một số báo trong đó có báo in đã đưa tin về cuộc gặp này.
Chúng
tôi đã nhận được công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy
ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi
tới ông Nguyễn Đình Lộc. Chúng tôi cảm ơn Ủy ban đã sớm trả lời và xin
trân trọng thông báo văn bản này (đính kèm) tới tất cả những người ký
Kiến nghị 72 và đồng bào trong, ngoài nước.
Chúng tôi thấy cần nói rõ vài điểm sau đây:
1- Trong một nước mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dân và Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
thì quyền lập hiến là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp
và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một
tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Kiến nghị 72 đã nhấn mạnh quan
điểm đó và nêu cách làm cùng với thời gian cần thiết để bảo đảm thực
quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.
Nghị
quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội dựa vào Hiến pháp
hiện hành quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
pháp. Công văn trả lời của Ủy ban theo đúng Nghị quyết đó và yêu cầu
người đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải “thực hiện đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của Quốc hội”.
Theo
chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập
hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp
và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn
trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.
2-
Chúng tôi đề nghị Ủy ban tôn trọng và đưa ra công khai một cách trung
thực các kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, kể cả những ý kiến khác với dự
thảo của Ủy ban, để nhân dân bàn bạc, tranh luận; đó là điều kiện nhất
thiết phải có để đi tới tổ chức trưng cầu ý dân nhằm xây dựng một bản
Hiến pháp đúng là của nhân dân Việt Nam. Theo tinh thần đó, trang thông
tin điện tử của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp và các báo in cần đăng
Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 cùng với các ý kiến khác về sửa
đổi Hiến pháp.
3- Từ ngày được công bố
(22-1-2013) đến ngày 16-2-2013, dù một số ngày bận vào Tết, bản Kiến
nghị 72 đã có hơn 4 ngàn người ký ủng hộ, biểu thị ý thức chủ động tham
gia vào công việc hệ trọng này đối với vận mệnh của đất nước. Chúng tôi
tha thiết mong bản Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 cùng với các
kiến nghị khác về sửa đổi Hiến pháp tiếp tục được phổ biến rộng rãi bằng
nhiều hình thức, giúp cho đông đảo các tầng lớp nhân dân đọc, thảo luận
và ký ủng hộ, vượt qua sự e ngại cũng như cách nghĩ thụ động cho rằng
“dẫu có đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp hoặc ký vào kiến nghị 72 cũng
chẳng có tác dụng gì”. Đó là một hành động tích cực nhằm thực thi quyền
công dân của mình để đổi mới và phát triển đất nước. Chúng tôi mong đợi
và tin tưởng rằng sự bày tỏ ý kiến của đông đảo nhân dân sẽ tạo nên sức
mạnh.
* * *
Công văn
trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý,
ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc:
Chúng tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Cộng
Chúng tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Cộng
Hoàng Hưng
Ảnh minh họa: PV Bauxite Việt Nam
Gặp nhau tay bắt mặt mừng
Tối
qua, được cú phôn của Lưu Trọng Văn: “Ngày mai 8 giờ tại tượng Trần
Hưng Đạo…”. Cảm ơn anh đã nhắc. Không phải ai cũng nhớ ngày này 34 năm
trước (17/2/1979) triều đình Trung Cộng đã xua nửa triệu quân bất thần
xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Không nhớ ngày ấy,
tôi cũng đáng trách y như nhiều người chúng ta đã bị những chuyện vụn
vặt hàng ngày che lấp mối nguy vẫn đe dọa độc lập, chủ quyền của đất
nước trong suốt ngàn năm. Vô cùng cảm ơn các vị nhân sĩ, trí thức luôn ý
thức nhắc nhở toàn dân về mối nguy đó, cũng như về lòng tri ân các liệt
sĩ, lòng yêu thương những đồng bào đã ngã xuống trong các cuộc chiến mà
bọn Trung Cộng tham tàn gây ra chống lại nhân dân ta. Chỉ vì sự quên
lãng này mà những người lãnh đạo quốc gia đã đưa cả dân tộc dấn sâu từng
bước vào cái thòng lọng “16 chữ vàng” đang ngày càng siết chặt cổ họng
mình. Chỉ vì sự quên lãng này mà bao nhiêu người dân chỉ vì món lợi nhỏ
mọn trước mắt đã vô tình tiếp tay cho bọn bành trướng áp đảo nền kinh tế
non yếu, thôn tính cả đời sống văn hóa của nước nhà.
Nhà
tôi ghé chợ Tân Mỹ chọn kỹ lưỡng hai bó hoa thật đẹp. Sau một lúc tự
hỏi vì sao hai bó, tôi chợt hiểu. Nhà tôi nhớ đến hai người em trai út
của mình đã hy sinh, một em ở biên giới phía Nam năm 1978, một em ở biên
giới phía Bắc năm 1984. Đều là tội ác trực tiếp và gián tiếp của Trung
Cộng.
Gần 8 giờ mà khu vực tượng Trần Hưng Đạo
trên bến Bạch Đằng không thấy bóng ai. Điện thoại hỏi lại Văn. Thì ra
mọi người lác đác tới nhưng đều “ém” trong các quán cà phê quanh đấy, để
đúng 8 giờ 30 mới bất ngờ tập hợp và trưng ra các vòng hoa tưởng niệm.
Thật xót xa cay đắng. Có thể nào trên một đất nước độc lập, lòng yêu
nước lại phải hoạt động bí mật thế này?
Ngồi chờ đến giờ G
Quán
“Vườn Kiểng” bên sông là nơi tập kết cuối cùng. GS Tương Lai chống gậy
bước vào cùng với GS Chu Hảo vừa từ Thái Lan về đêm qua. Rồi các cựu
lãnh tụ sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu; luật sư
Trần Quốc Thuận, nhà văn Phạm Đình Trọng, PGS TS Vũ Trọng Khải, nguyên
Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng Kha Lương Ngãi, TSKH Phạm Văn
Đỉnh, kỹ sư Tô Lê Sơn, nhà văn Bùi Bình Triết, nhà nghiên cứu văn hóa
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nhà giáo Lê Khánh Đắc, PGS TS Hoàng Dũng… Đây
rồi, anh Cao Lập và các anh các chị đem vào những vòng hoa và bắt đầu
cài lên những bảng chữ được giấu kỹ trước đó: “Tưởng nhớ đồng bào chiến
sĩ đã hy sinh chống Trung Quốc xâm lược”, “Đời đời nhớ ơn anh hùng liệt
sĩ chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, đầy đủ nhất là “Tưởng nhớ những
người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân
xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc, biên giới phía Nam, tại
Hoàng Sa, Trường Sa”.
Chuẩn bị khẩu hiệu
Bắt đầu đi
Đúng
8 giờ 30, mọi người từ quán kéo ra, sang vườn hoa Đức Trần Hưng Đạo.
Được biết, mấy hôm trước, mấy anh khởi xướng bàn nhau xem nên tập họp ở
đâu. Thoạt có người muốn đến tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm thành phố,
nhưng đa số phản đối, muốn tìm một biểu tượng của cả dân tộc trong lịch
sử chống xâm lăng Trung Quốc (nếu là nhân vật đương đại, thì Lê Duẩn xem
ra có thể được, nhưng… không ai từng thấy có tượng ông này ở đâu!).
Cuối cùng Đức Thánh Trần, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn là biểu
tượng oai hùng bậc nhất của chiến thắng Bắc xâm, cũng là tiêu biểu cho
triều đại (nhà Trần) của tinh thần Diên Hồng toàn dân một lòng Sát Thát.
Đến tượng đài Trần Hưng Đạo
Trước tượng đài Đức Thánh Trần
Các
vòng hoa, các bó hoa tươi thắm như tấm lòng của chúng tôi tưởng nhớ đến
các cô chú, các anh chị, các em, các cháu hiền lành vô tội đã ngã xuống
trên mảnh đất quê hương Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn… năm ấy dưới hòn
đạn, lưỡi dao hung bạo của bọn lang sói mặt người, tưởng nhớ đến các anh
các chị dân quân địa phương đã anh dũng chống trả một lực lượng lấy
thịt đè người, tưởng nhớ đến anh em chiến sĩ đã lấy máu mình giữ từng
tấc đất tấc biển của ông cha ở Vị Xuyên (Hà Giang), Tràng Định (Lạng
Sơn), biên giới Cao Bằng, các đảo Cô Lin, Gạc Ma… (Trường Sa), đảo Hoàng
Sa, biên giới Tây Nam. Xin các cô chú, anh chị em, các cháu nhận lấy
lòng thành của chúng tôi và hãy tin rằng sự hy sinh của các vị không bao
giờ bị quên lãng, xin hãy tin rằng sẽ đến một ngày sự hy sinh cao cả ấy
được vinh danh công khai long trọng trên toàn đất nước một khi những kẻ
hèn nhát và vô ơn phải cúi đầu trước uy vũ của toàn dân.
Đúng
lúc mọi người xếp hàng bên các vòng hoa chụp ảnh kỷ niệm thì bất ngờ
tất cả các cột nước ở bể nước dưới chân tượng Đức Trần tung lên cao
trắng xóa như hưởng ứng! Đây là sự ủng hộ ngầm của những người phụ trách
công viên hay sự tình cờ tuyệt đẹp, hay có gì mang yếu tố tâm linh?
Cũng
là lúc mấy tay chụp ảnh quay phim lạ mặt xông vào “tác nghiệp”, đồng
thời từ xa xa tiến lại mấy khuôn mặt, những kẻ “ai cũng biết là ai”.
GS
Tương Lai tiến lên trước, dõng dạc tuyên bố ngắn gọn lý do buổi tưởng
niệm: “17.2.1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng
Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ
trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000 khẩu
pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt
phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan
cường chiến đấu, chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc
chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục
nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh…”. Và ông đề nghị
mọi người để một phút cúi đầu tưởng niệm đồng bào chiến sĩ đã ngã xuống
trong các trận chiến đấu chống xâm lược Trung Quốc suốt từ 1979 đến cuối
thập kỷ 1980.
GS Tương Lai dõng dạc tuyên bố lý do buổi tưởng niệm
Một phút mặc niệm
Luật sư Trần Quốc Thuận
Từ trái qua: Cao Lập, vợ chồng nhà văn Hoàng Hưng, Hoàng Dũng
Mọi
người lại kéo nhau sang quán chuyện trò sau lễ tưởng niệm. Tôi ở lại
xem diễn biến “hậu tưởng niệm”. Nhận ra ngay một “người quen” ở an ninh
thành phố, từng “làm việc” với mình mấy buổi, từng đi theo mình suốt
buổi sáng một cuộc biểu tình không thành ở trung tâm thành phố. Tôi chủ
động hỏi: “Các anh có tính dẹp những vòng hoa này không?”. Anh hỏi lại
tôi: “Theo anh thì sao?”. Tôi đáp ngay: “Sao lại dẹp? Đây là lòng dân,
người dân làm cái việc mà nhà nước không làm được, thế là giúp nhà nước
đấy!”. Nhưng trong lúc ấy, một anh bảo vệ đã tiến đến gỡ tấm giấy lớn
nhất trên vòng hoa ở chính giữa. Đang đứng chụp cận cảnh các vòng hoa,
nhà tôi lấy ngay lại và cắm lại, anh không phản ứng. Nhưng hai thanh
niên ăn mặc kiểu “tay chơi” nhanh nhẹn tiến đến giằng lấy rồi gỡ tất cả
các bảng giấy khác, cuộn lại và bỏ đi ngay lập tức. Người cán bộ an ninh
đứng nhìn như vô can. Trước khi bỏ đi, anh còn nói như phân bua: “Chúng
ta đều là người Việt Nam mà!”.
“Lực lượng chức năng” quan sát từ xa
Rồi tiến tới tượng đài Đức Thánh Trần
Gỡ những băng giấy ghi khẩu hiệu
Hội ý
Đem băng giấy đi
Chúng
ta đều là người Việt Nam. Nhưng có một lằn ranh giữa người Việt Nam yêu
nước và người Việt Nam không yêu nước. Tôi thầm chúc cho anh và những
đồng nghiệp của anh không vì bất cứ lý do gì để mình vô tình bước qua
lằn ranh ấy!
H. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)